Đau khổ đến từ cách hiểu vấn đề trong giao tiếp.
Socrates nói: “The beginning of wisdom is the definition of terms.” – sự thông thái được bắt đầu bằng việc định nghĩa các thuật ngữ.
Điểm mấu chốt khi giao tiếp, hay tranh luận, là phải cùng hiểu được định nghĩa của vấn đề đang được nói đến là gì?
Ví dụ khi nói về vấn đề thái độ khi đi làm, chúng ta đều phải đồng thuận với định nghĩa về thái độ, và với người đang đi làm thì tuỳ theo kinh nghiệm, mà những thái độ cần thiết sẽ phải khác nhau. Chúng ta không thể đem lập luận về thái độ của người có 3-5 năm kinh nghiệm đi làm để so sánh với thái độ của một bạn fresher hay intern. Với các bạn intern/fresher thì chỉ cần có thái độ chịu khó dấn thân, ham học hỏi là tốt lắm rồi.
Cứ thế, khi giao tiếp, cần phải cùng xác định đúng vấn đề đang tranh luận là 1, kế nữa phải cùng đồng thuận về định nghĩa của vấn đề thì cuộc giao tiếp mới có kết quả. Chúng ta tranh luận không để dành chiến thắng, chúng ta tranh luận để hiểu thêm về góc nhìn vấn đề của người khác, từ đó học hỏi thêm cho chính mình.
Lại nói về thái độ và rèn luyện thái độ, thì thái độ trong giao tiếp là vấn đề nhức nhối nhất, có thể dễ gây thiện cảm với mọi người, giúp cá nhân, tổ chức cùng phát triển. Nhưng cũng vì thái độ không tốt mà chính mình trở nên xấu xí, có khả năng tự huỷ hoại bản thân mà chúng ta không nhận ra.
Tốc độ truyền thông tin qua 5 giác quan là chậm nhất, vì chúng bị ảnh hưởng bởi quá nhiều yếu tố bên ngoài như từ vựng, ánh mắt, tone giọng, cử chỉ,… Nên phải có sự phả tỉnh và nhận phản hồi (self-reflection và feedback) để nâng tâm tính bản thân, cải thiện khả năng mỗi ngày.
Ngôn ngữ là thứ được cho rằng đã giúp xã hội loài người phát triển. Nhưng cũng vì sử dụng sai ngôn ngữ trong giao tiếp đã khiến xã hội có thêm nhiều mâu thuẫn.