Fb có thể ra mắt tính năng FB Shop tại thị trường VN?
– Theo mình là không. Vì những lí do sau:
1/ Với Tóp Tóp Sốp hay Sọppe – Là zá đà, nhà bán hàng luôn có một hệ thống hỗ trợ quản lý đơn hàng, khác hàng, tài chính,… ngay trong platform.
FB có thể làm function này không? Về mặt lí thuyết thì hoàn toàn có thể. Nhưng hệ thống này phải liên kết với các bên thứ 3 như giao nhận, cổng thanh toán, thu hộ bla bla. Và để liên kết được vì cần phải có pháp nhân tại thị trường VN.
Vì tiền của nhà bán hàng phải được bảo vệ, chứ một ông ất ơ nào đó vào gom tiền rồi đi mất thì sao?
Và chuyện FB mở pháp nhân ở thị trường VN thì chắc là….anh em tự hiểu.
2/ Vậy làm cách nào?
Thay vì phải có pháp nhân để kết nối với các bên thứ 3, hoàn thiện về quy trình trong thương mại điện tử, FB chỉ cần liên kết với các tech partner như Haravan, Pancake,… những đơn vị tại Vietnam, đã có pháp nhân rõ ràng, liên kết sẵn với các bên thứ 3 để hỗ trợ nhà bán hàng.
Ảnh: Tính năng chốt đơn tự động với Chatbot khi sử dụng Haravan
3/ Bản chất của FB vẫn là mạng xã hội, yếu tố commerce được sinh ra là do hành vi người dùng. Tất nhiên phần cốt lõi của Fb sẽ khó thay đổi 1 sớm 1 chiều – như việc Mark bỏ xx tỷ usd ra xây dựng Metaverse rồi…đóng. Nhưng với các thế mạnh về messenger, policies, users,… thì FB vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho nhiều nghành. Anh em vẫn có thể sử dụng FB như một kênh truyền thông đầu phễu. Riêng ở thị trường VN, đúng là khó thay thế được FB trong các kế hoạch truyền thông.
4/ Và FB vừa ra mắt một tính năng giúp hỗ trợ lên đơn hàng ngày trong livestream, có giỏ hàng, ghim sản phẩm trong live gần giống Tóp Tóp, tạo đơn hàng và cho chỉnh sửa thông tin đơn hàng ngay trong Messenger, tích hợp luôn các cổng thanh toán…
Mình luôn tin sẽ có những ngành nghề/sản phẩm vẫn phù hợp cho FB, vì không một anh nào đủ lớn để có thể tự ngoạm hết một miếng bánh khổng lồ.
Việc của marketer là tìm hiểu insights người dùng, sản phẩm và testing để lựa chọn sân chơi phù hợp.
1 bình luận về “Góc nhìn: Liệu tính năng Facebook Shop có được ra mắt tại thị trường Việt Nam?”
chăc ko thầy