Gần đây mình có dịp được gặp và trò chuyện cùng nhiều anh chị brand owner/expert và được hỏi về sự thay đổi của Colmate trong việc làm short video. Làm thế nào họ có thể thay đổi chi trong thời gian ngắn?
1/ Nhân sự có khả năng thực thi
– Điểm quan trọng nhất mình thấy được đó là tính thực thi và khả năng thực thi của các bạn. Thực ra các bạn CM đã biết làm, mình chỉ có nhiệm vụ chỉnh sửa lại cách làm việc và tư duy sáng tạo để phục vụ đúng mục đích vậy là xong. Phần đóng góp của mình không quá nhiều, nó là vừa đủ, chạm đúng điểm để giải quyết vấn đề.
– Ngoài ra, các bạn còn chủ động hỏi, trao đổi, đón nhận feedback với tinh thần không ngại nhận sai, không ngại sửa sai. Đó là điều giúp các bạn tiếp thu được nhanh – nhiều – hiệu quả hơn .
2/ Cốt lõi vấn đề nằm ở “giao tiếp chuyên môn”
– Trong quá trình làm agency và tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, mình nhận ra một “khoảng cách” khá lớn trong việc giao tiếp chuyên môn giữa quản lý cấp cao/chủ doanh nghiệp với các bạn nhân sự làm chuyên môn.
– Một phần vì có khả năng chủ doanh nghiệp cũng chưa hiểu được công việc chuyên môn của nhân sự, khiến cho khi giao việc gặp nhiều khó khăn. Tiếp đó, có khả năng nhân sự sợ bị đánh giá năng lực, nên nhiều khi ngại mở miệng hỏi và ko dám trao đổi để hiểu rõ vấn đề.
Ví dụ: Em làm cho anh một video về sản phẩm quần này nha, mình sắp ra mắt nên cần làm video để chạy ads.
Đưa một yêu cầu như thế này thì rất khó để làm việc.
Cùng phân tích:
– Video quảng cáo sản phẩm quần, anh dùng cho mục đích gì? Giới thiệu các tính năng sản phẩm, giới thiệu chương trình ra mắt sản phẩm, hay tập trung làm nổi bật promotion để đẩy sale?
– Anh cần video chạy ads trên platform nào? YT/TT/FB
– Có cần lưu ý gì về màu sắc/nhịp điệu/thông điệp/độ dài video ko? Nếu các bên có sẵn brand guideline thì khá dễ để nhân sự làm và triển khai. Chỉ sợ các bạn khi vào làm không được training về phần này (đây là việc khá phổ biến ở SMEs)
-….
3/ Giải pháp là gì?
– Nếu doanh nghiệp bạn ít nhân sự và nguồn lực. Hãy cố gắng làm hết khả năng, đọc, tìm hiểu công việc của từng nhân sự để cố gắng hiểu “ngôn ngữ” của các bạn, lúc đó quá trình giao việc sẽ đơn giản và giảm được nhiều rủi ro.
– Nếu doanh nghiệp có đủ nguồn lực và quy mô nhưng vẫn gặp vấn đề? Có thể tìm đến các bên tư vấn và đào tạo để hỗ trợ.
Nhưng chung quy phải tạo được văn hoá “dám trao đổi, dám hỏi, dám làm, cho phép sai trong khuôn khổ”. Với mình đây là điều tối quan trọng.