Mình biết tới chỉ số này lần đầu trên FB vào năm 2013 khi xem insights của fb page.
Định nghĩa sơ khởi của fb về chỉ số PTAT: khi người dùng tạo ra những “stories” về page của bạn. Stories này bao gồm:
– Like page
– Share, like hay comment về post của bạn
– Answering a question – trả lời một câu hỏi nào đó
– Responding to an event – tham dự một event bạn tạo ra
– Mentions your page – Nhắc đến trang của bạn
– Tags your page in a photo – tag page của bạn vào 1 tấm ảnh
– Checks into or Recommends your page – Check in hoặc giới thiệu về page của bạn
– Claiming an offer – Sử dụng một ưu đãi từ page của bạn
Chỉ số này rất quan trọng với một fan page, để bạn đánh giá toàn bộ hiệu quả hoạt động của page. VD: page của bạn đăng ảnh tốt hơn hay đăng video tốt hơn, page của bạn đăng video tốt hơn thì nên đăng về chủ đề gì, người dùng nói gì về page của bạn (thông qua những nội dung/hoạt động của bạn),…. Chúng ta cần biết chỉ số này để cải thiện các hoạt động của page, nhằm đem lại hiệu quả phân phối tốt nhất cho người dùng.
Nhưng từ 2014, Fb đã bỏ chỉ số này, và tách biệt ra thành nhiều chỉ số nhỏ hơn như số lượng người tiếp cận, số lượng người tương tác, số lượng người xem video nhiều nhất trong một khoảng thời gian, số lượng like/comment/share,…. để đưa tới chúng ta những chỉ số sâu hơn, kĩ càng hơn để đánh giá hiệu quả hoạt động của page.
Áp dụng lại với offline, khi các hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng từ online đến offline. Khi người dùng, cơ quan báo chí, influencers, Kols, cộng đồng,… tự động nói về doanh nghiệp của bạn, tự động nói về bạn kể cả online và offline; thì các hoạt động truyền thông/marketing đang mang lại một kết quả nhất định đến cho bạn. Vậy làm sao để đo lường được những thứ mà người ta nói về thương hiệu trên các platform khác nhau?
Tất nhiên, không thể đo lường được bao nhiêu người nói về bạn trong các cuộc nhậu, vì đơn giản bạn không thể xuất hiện được ở tất cả các buổi nhậu :))
Còn trên online, kể cả báo giấy hoặc radio, hay những forum, Group kín,… có những công cụ về social listening giúp bạn lắng nghe, đo lường, để hiểu được người dùng đang “nói” gì về thương hiệu, chúng ta cần làm gì để cải thiện những điểm chưa tốt, cần củng cố và phát triển những điểm tốt nào.
Từ online đến offline, nếu tất cả các chỉ số đều được định nghĩa và đo lường một cách đúng đắn, thì chủ doanh nghiệp sẽ có nhiều căn cứ để đưa ra quyết định.