Nội dung
Để ý tưởng có giá trị

Để ý tưởng có giá trị

Gần đây ngồi sửa plan cho một startup nọ, mình lắng nghe rồi chỉ đưa ra nhận định khiến anh em bất ngờ:
“Plan của tụi em rất hay, nhưng không có tính khả thi, cũng không có tính liên kết để đạt được mục tiêu cuối”
Con người có khoảng 6,200 luồng suy nghĩ mới hằng ngày, các nhà khoa học đã nhận định nhân loại không bao giờ cạn kiệt ý tưởng. Nhưng không phải suy nghĩ nào cũng đem lại giá trị hay hiệu quả.
Vậy cần quan tâm đến những gì để ý tưởng của chúng ta thực sự có giá trị?
1/ Phương pháp SCAMPER
Sử dụng bộ 7 câu hỏi để tìm ra cách có thể đổi mới và cải thiện các sản phẩm, dịch vụ, vấn đề và ý tưởng hiện có
– Substitute (Thay thế) Ai, vật liệu gì, quy trình, vị trí nào, cái gì có thể thay thế?
– Combine (Kết hợp) Cái gì có thể kết hợp, mục đích để làm gì?
– Adapt (Thích ứng) Điều này có gợi lên ý tưởng gì khác?
– Modify (Điều chỉnh) Có thể bổ sung gì?
– Put to others users (Sử dụng vào việc khác) Còn cách sử dụng nào khác cách truyền thống? Người dùng có xem và nghĩ như chúng ta mong muốn?
– Eliminate (loại bỏ) Loại bỏ thành phần này có ảnh hưởng gì tới hiệu quả thông điệp truyền tải?
– Rearrange (Sắp xếp lại). Hình thái khác nhưng vẫn mang lại hiệu quả – chuỗi hình ảnh hay 1 video ngắn?
2/ Ghi nhớ mối liên hệ của ý tưởng/kế hoạch với các thành tố sau:
– Tài chính: Liệu chúng ta có đủ ngân sách để thực thi, các chỉ số về tài chính công ty có cho phép thực thi?…
– Từ phía khách hàng: Các hoạt động đang làm sẽ ảnh hưởng thế nào đến khách hàng? Quy trình mua hàng có bị ảnh hưởng? Trải nghiệm của khách hàng khi thấy thông điệp sẽ ra sao? Họ sẽ làm những gì khi thấy thông điệp?
– Nội bộ: Khả năng thực thi của đội ngũ nội bộ liệu có đáp ứng được kế hoạch này? Đội ngũ có đủ tài nguyên để thực hiện? Khi thực hiện thì sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận nào trong doanh nghiệp? Liệu các bộ phận liên quan có sẵn sàng để thực thi mà không ảnh hưởng đến chỉ tiêu hoạt động của họ?
3/ Quy tắc 3 RIGHTS
Key message – Right Target Audience – Right Time – Right Channel
Và đừng quên Frequency.
Cuối cùng là, hãy đóng vai là những khách hàng mục tiêu sẽ tiếp nhận thông điệp để tự mình trải nghiệm hết kế hoạch mình vừa vẽ ra, luôn nghĩ cho khách hàng để không phá hỏng trải nghiệm nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

FOMO trong kinh doanh

Dạo này, mình nhận ra một xu hướng kỳ lạ trong giới kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đang bị ám ảnh bởi “FOMO” – Fear

Marketing hiệu quả là làm đúng

Mình vừa kết thúc một dự án tư vấn cho một doanh nghiệp sản xuất. Ban đầu, họ đến với mình trong tình trạng “thở