Nội dung
Quy trình tư vấn xử lý vấn đề cho khách hàng cá nhân / doanh nghiệp

Quy trình tư vấn xử lý vấn đề cho khách hàng cá nhân / doanh nghiệp

Quy trình tư vấn xử lý vấn đề mình đang áp dụng cho Khách Hàng Cá Nhân / Doanh Nghiệp

1/ Lắng nghe và tìm hiểu: Vấn đề – Mong muốn của khách hàng
  • Vấn đề: Điểm xuất phát
Vấn đề của khách hàng có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, phải tìm hiểu thật sâu thật kĩ bằng các kĩ thuật để biết được cốt lõi nằm ở đâu, lúc đó mới có Điểm xuất phát thực sự để xử lý.
– Ví dụ: Vấn đề Doanh số giảm so với 2023.
Doanh số đang được ghi nhận bằng những chỉ số nào? Tỉ trọng đóng góp doanh thu của từng sản phẩm key? Những yếu tố khách quan/chủ quan nào ảnh hưởng doanh số? …..
  • Mong muốn: Đích đến
Đích đến là kỳ vọng của khách hàng , có thể sẽ đi được xa hơi hoặc có thể sẽ chẳng đi được 1/2 chặng đường. Luôn phải gắn kèm với cột mốc về thời gian hoàn thành để đánh giá sự khả thi của kì vọng.
Tìm hiểu rõ những yếu tố về sản phẩm / dịch vụ, điểm mạnh, điểm yếu, vận hành, con người, tài chính, … gắn kèm với cột thời gian.
– Ví dụ: Muốn đạt 100 tỷ trong năm 2024
Doanh số trong các năm hiện tại là bao nhiêu? Tỉ trọng phân bố của các sản phẩm trong 100 tỷ này như thế nào? Có đủ sản phẩm/nguyên liệu sản xuất để đáp ứng được mục tiêu doanh số? Quy trình vận hành có đảm bảo khi số lượng hàng hoá và các vấn đề gia tăng? Có chuẩn bị đủ nguồn tiền và có quản lý tốt dòng tiền để đạt mục tiêu? Chất lượng nhân sự vận hành như thế nào?Doanh thu – lãi lỗ có đủ tiền đóng thuế?
2/ Xác định lại lộ trình cho phù hợp và triển khai
Sau khi nhận định được rõ các vấn đề nêu trên, bên mình sẽ đưa ra các lộ trình phù hợp, có khả năng vẫn sẽ đến được đích đến nhưng cần thời gian lâu hơn.
Liệt kê các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình triển khai và giải pháp, có những vấn đề doanh nghiệp không thể xử lý hoặc tự xử lý sẽ tốn kém thì sẽ sử dụng những nguồn lực từ hệ thống network của mình. Không phải cứ có quan hệ là xử lý được vấn đề, phải hiểu rõ cả 2 bên mới có thể đề xuất bên cung cấp giải pháp phù hợp.
Giống như khi chạy bộ, có đích đến, nhưng không phải lúc nào thể lực và nội tại cũng đủ khả năng hoàn thành cuộc đua, đôi khi phải chấp nhận bỏ dở chặng đường để đảm bảo an toàn.
Và trên hành trình về đích, nếu không chú ý, chỉ 1 viên đá nhỏ cũng có thể làm đoàn tàu trật bánh.

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

FOMO trong kinh doanh

Dạo này, mình nhận ra một xu hướng kỳ lạ trong giới kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đang bị ám ảnh bởi “FOMO” – Fear

Marketing hiệu quả là làm đúng

Mình vừa kết thúc một dự án tư vấn cho một doanh nghiệp sản xuất. Ban đầu, họ đến với mình trong tình trạng “thở