Nội dung
Kiến thức nền tảng trong kinh doanh

Kiến thức nền tảng trong kinh doanh

“Chúng ta hào hứng làm mới tủ quần áo, hăng hái tân trang phòng ốc, nhà cửa nhưng với những vấn đề liên quan đến hiểu biết, quan điểm hay suy nghĩ, chúng ta khư khư giữ lấy lập trường của mình.”
Cũng vậy, khi tiếp xúc với nhiều chủ doanh nghiệp SMEs, từ các chuỗi lớn đế các doanh nghiệp nhỏ, mình nhận ra một điều: các anh em đa số đều Kinh doanh theo bản năng, theo những gì thị trường đang làm sẵn, những hoạt động nào đang phát sinh doanh thu và lợi nhuận thì tiếp tục,… điều này không hề sai, vì kinh doanh là vì lợi nhuận, có lãi thì làm thôi. Nhưng thấy hơi tiếc một tí, vì nếu anh em hiểu được nền tảng cơ bản của marketing và kinh doanh, có lẽ anh em sẽ làm tốt hơn, ít nhất là “bớt tốn tiền và thời gian”, rồi sau đó mới cải thiện về lợi nhuận.
Vì hầu hết chúng ta đều tự hào về kiến thức và năng lực chuyên môn của mình, cũng như luôn kiên định với niềm tin và quan điểm của bản thân. Điều này vốn phù hợp trong một thế giới ổn định, nhưng thực tế thế giới chúng ta đang sống lại đang thay đổi quá nhanh, buộc chúng ta phải dành nhiều thời gian cho việc tái tư duy tương đương với việc tư duy.
Việc đi học để nắm kiến thức nền tảng là tốt, về áp dụng như thế nào là do nội tại của bản thân. Đi học không có nghĩa là sẽ làm được tất cả những thứ đã lĩnh hội được. Đi học còn để biết những việc nào nằm ngoài khả năng, để biết NÊN LÀM GÌ và KHÔNG NÊN LÀM GÌ.
Những việc không có khả năng tự triển khai nhưng vẫn quan trọng thì có thể cân nhắc việc outsource nhờ sự hỗ trợ của các bên thứ 3, còn việc không quan trọng và không gấp thì có thể bỏ qua, dành lại đó khi khả năng nội tại đủ đáp ứng thì hãy triển khai.
Để kết lại, xin gửi đến các bạn một câu chuyện kinh điển nhưng có một cái kết…khác.
Chắc hẳn câu chuyện kinh điển dưới đây đã quen thuộc với nhiều người.
Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi.
Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó, vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước.
Chúng ta đã được đọc/nghe nhiều lần về câu chuyện này. Tác giả Adam Grant đã chia sẻ trong quyển Think Again về câu chuyện này. Ông thực hiện một nghiên cứu về câu chuyện nổi tiếng này và kết quả thật bất ngờ: thực tế không đúng như vậy.
Khi bị ném vào một nồi nước đang sôi, con ếch sẽ bị phỏng năngnj và nó có thể nhảy được ra khỏi nồi nhưng cũng có thể không. Còn khi nồi nước nóng lên từ từ, con ếch có cơ hội thoát cao hơn vì nó sẽ nhảy ra ngoài ngay khi nước trong nồi nóng lên đến mức nó không chịu được nữa.
Ông kết luận: Vậy hoá ra đối tượng không có khả năng nhận định lại tình hình không phải con ếch mà là chính chúng ta. 🙂

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

Làm private lable có thực sự dễ dàng?

Xem những clip hướng dẫn banhang global kiếm chục ngàn đô mà cảm tưởng như sắp giàu tới nơi rồi! Nhưng thực tế những anh

Có phải cứ bán nhiều hàng là vui?

Đặc thù sản phẩm nên càng nghỉ lễ lại càng bán được nhiều hàng. Nhưng có phải cứ bán nhiều hàng là vui? Tất nhiên