Nội dung
Những điều tôi học được sau phiên live 6/6 của Hà Linh

Những điều tôi học được sau phiên live 6/6 của Hà Linh

Học được gì sau phiên live 6/6 của Hà Linh – Góc nhìn người làm marketing operation.
1/ Sự chuẩn bị kĩ lưỡng về deal – thông tin sản phẩm – vận hành phiên live
Xin đọc lại bài của những chuyên gia – người làm nghề khác đã viết rất nhiều. Chỉ cần tìm đúng keyword sẽ thấy rất nhiều bài chất lượng.
2/ Xử lý tình huống
Tình huống diễn ra: Trong phiên live trực tuyến, số lượng người xem trực tiếp đang vào khoảng 300,000 -> Xuất hiện sự cố MẤT_ĐIỆN. Hệ thống điện chập chờn liên tục trong khoảng 30 phút.
2.1/ Hệ quả:
+ Người xem: Số lượng người xem tụt dần, có thời điểm tụt xuống chỉ còn hơn 1000 người xem trực tiếp. Góc nhìn cá nhân về việc này mình sẽ viết ở dưới.
+ Người livestream:
Hà Linh – Host: Có thể vì tiếc nuối công sức bỏ ra, nhưng sự cố mất điện làm ảnh hưởng tâm lý nên đã có nhiều thái độ cáu gắt với team vận hành live trước mặt người xem. Tất nhiên trong tâm thế đang vận hành trơn tru và tự nhiên gặp một vận cản đường không mong muốn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý khá nhiều.
Trà My: Dù chỉ là co-host, nhưng sự chuyên nghiệp được thể hiện rõ, vai trò co-host cũng được phát huy hết mực khi host chính khó giữ bình tĩnh thì My vẫn xử lý tình huống rất tốt – giữ được nhịp live dù có sự cố xảy ra. Mình cảm nhận giống các BTV truyền hình khi làm chương trình truyền hình trực tiếp – chuyên nghiệp – dễ thương – giữ nhịp – không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng công việc.
Sự chuyên nghiệp của bạn co-host, giữ bình tĩnh và tập trung chuyên môn dù có tình huống bất ngờ xảy ra nhiều lần.
2.2/ Bài học ở tình huống này là gì?
– Dù Hà Linh có nói đã nhờ studio chuẩn bị sẵn 2 máy phát điện dự phòng, nhưng sự cố vẫn xảy ra.
-> Khi thực hiện những campaign lớn, việc kiểm tra – chạy thử back-up plan cũng phải thực hiện nghiêm túc như khi kiểm tra plan chính.
– Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh nằm ngoài kiểm soát khi chạy bất kì campaign nào
-> Nếu chọn người dùng cuối là đối tượng cao nhất để phục vụ, thì tập trung nguồn lực để tối thiểu những vấn đề có thể phát sinh cho đối tượng này, đảm bảo trải nghiệm/quyền lợi của nhóm đối tượng này trên hết tất cả. Chọn objective đúng từ đầu, thì mọi vấn đề phát sinh cũng sẽ xử lý cách phù hợp để đạt được objective.
3/ Góc nhìn bản thân về chuyên môn

+ Trong các phiên live khủng của trong tháng, đặc biệt là phiên 6.6 sinh nhật Tóp Tóp, mình cảm nhận Hà Linh là người được platform lựa chọn để hỗ trợ traffic như như pop-up và các vị trí trong tab Shop, vừa hỗ trợ thêm traffic từ platform, ads nội sàn,…

Sự hỗ trợ traffic của Tóp Tóp

+ Chưa nói đến các hoạt động teasing (video teasing có mượn được Rolls-Royce để quay – Hà Linh chia sẻ).

+ Ngoài ra, team Hà Linh còn đặc biệt sử dụng traffic ngoại sàn bằng việc livestream đa luồng + ads. Trong khi đang live trên Tóp Tóp, team Hà Linh còn live thêm trên Facebook và set quảng cáo livestream cho chính live này, dẫn người dùng xem live Fb về chốt đơn trên Tóp Tóp.

-> Vì các nguồn traffic đều đa số đến từ platform, nên khi sự cố xảy ra có khả năng đến từ việc kiểm soát traffic của platform, và (nếu) đến từ các nguồn khác không rõ, thì việc mất điện cũng không phải là lí do ảnh hưởng đến traffic.
Traffic từ Facebook kéo về
Mặc dù mất điện khiến trải nghiệm người dùng bị ảnh hưởng, người dùng thoát live, nhưng ảnh hưởng lớn khi sập từ 300k về còn 1k thì khả năng cao là lỗi từ platform. Một vài bạn có bình luận là tại thời điểm đó, các live của các kocs khác cũng bị tụt mắt xem. Nhưng cuối cùng vấn đề đã được xử lý, phiên live đã đạt target đặt ra sau khoảng 2 tiếng và vẫn đang tiếp tục tăng, ngay cả khi mình đang viết bài này.
Dù sao đây cũng là một phiên live hay, chúc mừng các team đã đạt target trong ngày 6.6, bản thân mình cũng học được nhiều điều.

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

FOMO trong kinh doanh

Dạo này, mình nhận ra một xu hướng kỳ lạ trong giới kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đang bị ám ảnh bởi “FOMO” – Fear

Marketing hiệu quả là làm đúng

Mình vừa kết thúc một dự án tư vấn cho một doanh nghiệp sản xuất. Ban đầu, họ đến với mình trong tình trạng “thở