Nội dung
Phân biệt Facebook bị hack, bị khóa và bị report

Phân biệt Facebook bị hack, bị khóa và bị report

Phân biệt Fb bị h@.ck – Bị khoá – Bị report – bài rất dài nhưng hay
1. H@.ck
Tình Trạng:
– hiểu nôm na là FB bạn bị chiếm quyền bởi một người khác.
– Bị đổi hoàn toàn về mật khẩu, emai, số điện thoại liên kết, bị xoá thiết bị đã từng đăng nhập.
– Người h@.ck gần như có toàn quyền sử dụng FB bạn. Tất cả các tài sản như group/page/BM/tkqc,….đều sẽ bị chiếm quyền sở hữu.
– Bạn vẫn còn có thể tìm thấy fb – vẫn xem được fb đang hoạt động gì, nhưng không còn quyền quản trị.
– Còn một tường hợp khác, khi Fb bị h@.ck, FB có thể kích hoạt cơ chế bảo mật checkpoint khiến account Fb bị khoá hoàn toàn, không thể tìm thấy được nữa. Cơ chế bảo mật checkpoint sẽ nói ở phần 2.
Lý do:
– Nhấn vào liên kết lạ, thông qua đó, hacker sẽ lừa để bạn nhập mật khẩu và tài khoản fb vào để thực hiện một tác vụ nào đó: Like dùm bài viết, vote dùm đứa cháu đi thi, đăng nhập để nhận thưởng/nhận quà từ game nào đó,…
– Vô tình cấp quyền cho một ứng dụng lạ, thông qua các API của platform, ngừoi dùng vô tình cung cấp một mã bí mật (token) cho hacker. Mã này có thể giúp hacker gần như có toàn quyền sử dụng fb bạn mà không cần biết email/password. –
– > Có cài bảo mật 2 -3 -4 lớp gì đó cũng khá vô dụng. Nên phải tỉnh táo khi sử dụng.
2. FB Bị khoá
Với những account bị khoá thường có nhiều dạng
2.1 – Checkpoint – loại thường gặp nhất – giống như bác bảo vệ đứng kiểm tra xem bạn có phải chủ nhân của ngôi nhà FB này không, dù bạn đã có đủ 2-3 loại chia khoá của 2 – 3 lớp cửa.
Lí do:
– Bạn đăng nhập ở một thiết bị lạ, không mở bảo mật 2 lớp nên fb ko xác thực được là bạn. -> FB phải khoá bằng checkpoint (trạm kiểm tra) và thông tin như: Xác minh danh tính qua giấy tờ, xác minh bằng bình luận cũ, bạn bè, ngày tháng năm sinh, ….
– Sau khi cung cấp các thông tin để vượt trạm kiểm tra, bạn sẽ được vào nhà.
2.2 Bảo mật 2 lớp
– Lớp bảo vệ mà mọi người hay tin: có bảo mật 2 lớp thì k sợ bị hack
– nhưng giống như một lớp ổ khoá thứ hai khi bạn vào nhà, một ngày đẹp trời khoá bị lỗi, hoặc bạn làm mất chìa -> ko vô đc FB
– Tình trạng: Vẫn dùng id và pass đăng nhập FB, nhưng ko thể vượt bảo mật 2 lớp, link facebook vẫn truy cập được.
2.3 Các vi phạm khác
– Fb có thể bị khoá nếu hệ thống phát hiện bạn có nhiều hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng hoặc vi phạm chính sách của nền tảng.
VD: có ý muốn b.án sản phẩm thuộc thương hiệu nổi tiếng, chia sẻ ảnh/video vi phạm như sexual abuse, k.hủ..ng b.ố, …., tài khoản giả mạo, sở hữu nhiều fb, sử dụng tên giả, giả mạo thương hiệu, vi phạm bản quyền/nhãn hiệu của người khác.
– Hoặc đôi khi, do các bug của hệ thống, đánh giá hoạt động bình thường của tài khoản là hoạt động vi phạm.
– Tình trạng: vẫn dùng id và pass để đăng nhập được vào fb, nhưng sẽ hiện thông báo vi phạm -> link facebook ko còn truy cập được, ko còn sử dụng được fb
3/ Fb bị report
– Lợi dụng các tính năng bảo mật của hệ thống (phần 2.1 và 2.2) hoặc các tính năng bảo vệ hệ thống khỏi hành động nguy hiểm (phần 2.3) mà các tricker sẽ lợi dụng các bug để report account fb -> hệ thống nhận định account đang vi phạm -> khoá account
– Tình trạng: vẫn dùng id và pass để đăng nhập được vào fb, nhưng sẽ hiện thông báo vi phạm -> link facebook ko còn truy cập được, ko còn sử dụng được fb
Bản chất vẫn là bị khoá fb, nhưng khả năng cao do người khác cố tình khai thác lỗ hổng của nền tảng để gây ảnh hưởng đến bạn. Như trước đây các nghệ sĩ như “Sơn Tùng bị khoá fb vì lỗi 030” – có thể tìm để đọc thêm.
Những loại trên là những trường hợp phổ biến khi mất FB. Phân biệt rõ các loại giúp chúng ta có đối sách phù hợp, giảm ảnh hưởng khi fb bị h@.ck/bị khoá hay bị report

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

FOMO trong kinh doanh

Dạo này, mình nhận ra một xu hướng kỳ lạ trong giới kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đang bị ám ảnh bởi “FOMO” – Fear

Marketing hiệu quả là làm đúng

Mình vừa kết thúc một dự án tư vấn cho một doanh nghiệp sản xuất. Ban đầu, họ đến với mình trong tình trạng “thở