Nội dung
“Tư duy đơn giản”

“Tư duy đơn giản”

“Khi John F Kennedy đến tham quan trung tâm vũ trụ NASA, thấy một người lao công mang theo một chiếc chổi, ông bước qua và hỏi anh ta đang làm gì.

Người lao công đáp: Thưa ngài tổng thống, tôi đang giúp đưa một người lên mặt trăng.”

Nhiều bạn fresher cảm thấy những việc mình làm quá nhỏ bé, không mang lại nhiều giá trị, nên tự mông lung, tự lo sợ đang không hiểu mình làm gì mỗi ngày, trong khi những anh/chị/bạn khác đang làm những thứ hiện hữu, hay ho.

Cũng giống như lúc bắt đầu học đại học, học những môn lý thuyết căn bản cảm thấy nản, không biết học để làm gì, rồi chuyên ngành đâu, những thứ hoa mĩ sẽ giúp mình làm việc đâu.

Những điều trên không hề sai. Ở doanh nghiệp, bất kì công việc/task nào dù là nhỏ bé nhất cũng đang góp phần đóng góp cho mục tiêu chung của tổ chức. Mọi môn học ở trường đại học đều ít nhiều góp phần giúp bạn đạt cái mục đích sau cùng: tốt nghiệp + phát triển tư duy.

Cái khó nhất để vượt qua là sự kì vọng của chính bản thân, phải luôn biết tìm thấy sự vĩ đại trong từng công việc, từng thông tin bạn được tiếp nhận dù là nhỏ nhất, dù nó là mông lung nhất. Từng đoạn thông tin nhỏ nhất mà bạn tiếp thu sẽ là những chấm nhỏ (dot), để khi kết nối thật nhiều chấm nhỏ lại, sẽ tạo thành 1 mạng lướt khổng lồ, phác họa đầy đủ và chi tiết bức tranh kiến thức/kinh nghiệm/thị trường…

Bản thân mình hay thẳng thắn thừa nhận, mình không có khả năng làm những điều phức tạp, chỉ có thể làm những điều cơ bản và đơn giản nhất. Vì mình biết mọi thứ đơn giản thực ra không hề đơn giản.

Trong cuốn “Tư duy đơn giản” của Ken Segall – từng là Giám đốc sáng tạo của Apple với chiến dịch “Think Different” – iMac, đã nói rằng: mọi công ty đều muốn khách hàng được trải nghiệm những thứ đơn giản nhất; nhưng để có được những thứ đơn giản đó thì phải trải qua một quá trình rất phức tạp để biến cái phức tạp thành đơn giản. Sự đơn giản không hề đơn giản.

Mượn lời anh Donald Nguyen, dù bài này mình lấy khá nhiều ý từ bài gốc của anh:

“Theo trải nghiệm bản thân, khi chúng ta hiểu được :

(a) mục tiêu và giá trị cao nhất của tổ chức,

(b) giá trị và sự đóng góp của những việc mình đang làm,

(c) điều tương tự – nhưng của những người xung quanh thì mình sẽ luôn có nhiều room để chủ động, sáng tạo và giúp đỡ mọi người – hay đơn giản là trò chuyện và truly interested vào chuyên môn/vai trò của họ.

Trong bối cảnh của tập trung, hiệu quả, năng lượng và lắng nghe – sự kết nối sẽ rất dễ phát triển.”

Tóm ý lại:

Hiểu được mục tiêu và giá trị cao nhất của tổ chức/bản thân.

Hiểu được sự phức tạp của những thứ đơn giản. (Hoặc hiểu được giá trị của những thứ đơn giản)

Những câu hỏi Yes/No luôn có đáp án khác ngoài Yes/No.

#nhannguyensharing

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

Mục đích của học đại học

Gửi các bạn sinh viên, mới ra trường – Học xong đại học đã là một thành tựu, nhưng chỉ chứng minh được sự kiên