Nội dung
Việc giao tiếp và tuyền đạt ý tưởng.

Việc giao tiếp và tuyền đạt ý tưởng.

Hôm trước nhà tôi có mừng lễ Phục Sinh, Mẹ có nhờ Ba rửa con gà đã được làm sơ. Nhưng tới lúc Mẹ lấy gà ra nấu thì phát hiện con gà chưa được lấy các phần cổ họng và nội tạng, nên đã cằn nhằn. Hỏi ra mới biết, Ba tôi hiểu “rửa gà” nghĩa là làm sạch phần ngoài của con gà, chứ không phải làm sạch từ trong ra ngoài như khi Ba tự làm thịt gà. Phải nói thêm, Ba tôi là người làm thịt gà rất nhanh và sạch, trước giờ Mẹ chưa từng chê trách.

Sống với nhau mấy chục năm trời, mà đôi khi Ba và Mẹ còn không hiểu rõ ý nhau, còn có nhiều lần trái ý, thì làm sao mong chờ người khác có thể hiểu ý mình qua một thời gian ngắn?

Khoảng cách từ não đến miệng chỉ khoảng 1 gang tay, nhưng ý tưởng đi từ não đến khi được truyền đạt để người khác có thể hiểu ý tưởng của bạn thì phức tạp hơn rất nhiều. Người nghe sẽ ghi nhận những thông tin bạn cung cấp họ xử lý theo những thông tin đó theo cách hiểu của họ.

Khi giao tiếp với đồng nghiệp, tôi luôn cố gắng làm theo tiêu chí: rõ ràng – đơn giản. Quan trọng hơn, phải giải thích lý do mình truyền đạt thông tin, và kiểm tra lại xem đồng nghiệp có hiểu đúng theo cách tôi mong muốn hay không. Nếu không, cả hai sẽ cùng nói ra cách mình hiểu vấn đề, và giải thích cho nhau những vướng mắc để tránh sai lầm.

Hôm nay chỉ nói về việc giao tiếp và truyền đạt ý tương. Còn từ ý tưởng đến thực thi lại là một hành trình gian nan khác.

Có một câu nói khá tâm đắc, nhưng vì quá lâu nên không nhớ chính xác, đại ý là:

Nói đúng một chữ có thiên hạ, dùng sai một từ mất cả giang sơn.

#nhannguyensharing

Viết một bình luận

Nếu những giá trị mình chia sẻ giúp ích cho bạn,
hãy mời mình một ly cafe nhé. Cảm ơn bạn.

Bài viết liên quan:

FOMO trong kinh doanh

Dạo này, mình nhận ra một xu hướng kỳ lạ trong giới kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đang bị ám ảnh bởi “FOMO” – Fear

Marketing hiệu quả là làm đúng

Mình vừa kết thúc một dự án tư vấn cho một doanh nghiệp sản xuất. Ban đầu, họ đến với mình trong tình trạng “thở